Giới thiệu về cổng CSDL ngành trồng trọt
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về chuyển đổi số, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông tỉnh Quảng Bình phối hợp với Công ty TNHH Luyến Huệ Tech là đối tác công nghệ thông tin giàu kinh nghiệm với mạng lưới rộng khắp 63 tỉnh thành để phát triển hệ thống CSDL quốc gia về nông nghiệp. Đây là bước đi quan trọng của ngành để gắn sản xuất nông nghiệp với thị trường, giúp cho việc cập nhật, kết nối, chia sẻ thông tin nhanh chóng và tiện lợi. Chuyển đổi số ngành nông nghiệp được xây dựng dựa trên 3 trụ cột gồm: (1) Bộ số, (2) Kinh tế nông nghiệp số (3) Nông thôn và nông dân số. Chuyển đổi số không phải là những hoạt động theo một xu hướng ngắn hạn mà là một hành trình xuyên suốt liền mạch để thay đổi bộ mặt nền nông nghiệp Việt Nam trong kỷ nguyên công nghệ 4.0. Ngày 19/8 hàng năm được Bộ Nông nghiệp và PTNT chọn là "Ngày chuyển đổi số trong nông nghiệp".
Hệ thống CSDL quốc gia về trồng trọt được chọn làm thí điểm dựa trên yêu cầu cấp thiết của thực tiễn sản xuất và nhu cầu công tác quản lý theo Luật Trồng trọt. Cục Trồng trọt được giao là đơn vị chủ trì tổ chức triển khai, phối hợp với Tập đoàn VNPT tổ chức thực hiện thí điểm hệ thống CSDL quốc gia về trồng trọt.
Hệ thống CSDL quốc gia về trồng trọt sẽ là nền tảng để tạo ra sự kết nối chủ động, chia sẻ thông tin hai chiều giữa cơ quan quản lý nhà nước và người dân, doanh nghiệp hoạt động trong ngành trồng trọt. Hệ thống này sẽ giúp cập nhật chính xác, kịp thời các dữ liệu về trồng trọt như: Giống cây trồng, đất trồng trot, vùng trồng...
Hệ thống này cũng cho phép thiết lập mã số vùng trồng cho các cơ sở sản xuất trên phạm vi cả nước, cung cấp nền tảng cấp, quản lý mã số vùng trồng trực tuyến với quy trình từ việc đăng ký, xác minh và cấp MSVT được nhanh chóng, kịp thời; ghi chép nhật ký điện tử; khai thác cơ sở dữ liệu vùng trồng cho các mục đích khác nhau như xây dựng chính sách, chỉ đạo sản xuất; điều tiết, kết nối cung cầu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, dự tính, dự báo… Mã số vùng trồng nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm; truy xuất nguồn gốc nông sản. Đây là yếu tố quan trọng giúp ngành trồng trọt ổn định sản lượng, kiểm soát chất lượng, tăng tính cạnh tranh và phát triển bền vững đáp ứng các yêu cầu của thị trường